Thuỷ kích là gì? Cách phòng tránh khi lái xe vào mùa mưa

Posted on 26-05-2020, 3:59 pm

Thuỷ kích xảy ra khi chỉ một trận mưa lớn “không lối thoát” thành phố ngập nặng, giao thông tê liệt và hàng loạt phương tiện bị hư hỏng trong đó có ô tô.  Đây được xem là một trong những trường hợp hư hỏng nặng nhất mà động cơ có thể gặp phải. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến thủy kích? Và nếu bất khả kháng phải lội nước thì làm cách nào để tránh, cũng như hạn chế tối đa thiệt hại do thủy kích?

 

Thủy kích là gì?

Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn ào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy.

Với điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy xe.

So với động cơ xăng, động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn. Lý do là vì động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, buồng cháy nhỏ hơn nên lượng nước lọt vào động cơ ít cũng có thể gây thủy kích. Ngoài ra, do đặc tính mô-men xoắn lớn hơn, tức lực đẩy piston nhiều hơn nên nếu gặp thủy kích thì động cơ diesel cũng dễ hư hỏng nặng hơn động cơ xăng. Tuy nhiên, đáng mừng hầu hết các dòng xe dùng động cơ dầu ở Việt Nam là SUV và bán tải có khả năng lội nước khá tốt.

 

Hậu quả của hiện tượng thủy kích

Khi nước tràn vào xe sẽ tạo nên một lực ép lớn, đối đầu với áp lực từ các piston đang từ dưới đẩy mạnh lên hỗn hợp khí nạp. Trong trường hợp này, nếu như tài xế vẫn cố khởi động xe ô tô vô tình khiến cho lượng nước tràn vào càng nhiều với lực càng mạnh làm cho các tay biên piston bị biến dạng, thậm chí là bị gãy, hỏng hóc. Khi tay biên piston gãy sẽ làm chất lượng hoạt động của xi lanh bị giảm sút và làm hỏng trục cơ, thủng vỡ lốc máy ô tô khiến động cơ xe bị hư hỏng nghiêm trọng.

 

Ngoài động cơ, thủy kích còn tác động xấu đến hệ thống điện xe ô tô. Khi xe ngập nước, hệ thống điện trên xe ô tô như đèn, còi, hệ thống âm thanh giải trí… sẽ bị ảnh hưởng như có thể bị gỉ sét hay cháy.

 

Đồng thời nếu xe ngập nước quá lâu trong điều kiện nước có nồng độ muối cao thì nguy cơ gầm xe và vỏ xe bị ăn mòn rất cao. Trong trường hợp xe ngập ở mực nước sâu, những chi tiết trong khoang nội thất ô tô như thảm lót sàn hay ghế ngồi cũng sẽ bị ngấm nước, ẩm mốc và hư hỏng.

 

Theo các bác tài nhiều năm kinh nghiệm lái xe, chi phí để sửa chữa những hỏng hóc liên quan đến động cơ xe ô tô không hề rẻ, nếu không muốn nói là rất đắt đỏ. Chi phí sẽ rơi vào tầm vài chục triệu đồng nếu như chỉ thay tay biên piston và con số sẽ đội lên rất nhiều nếu như hệ thống điện và động cơ xe bị hỏng. Đặc biệt là đối với những mẫu xe sang, chi phí thay phụ tùng rất lớn.

 

Chưa kể đến, những chiếc ô tô bị thủy kích nhiều lần không được chăm sóc và bảo dưỡng xe tốt thông thường giá trị thanh khoản không cao. Khi muốn bán lại, những chiếc xe ô tô cũ này có giá chuyển nhượng thấp.

 

 Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ - trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng khi chỉ phải thay tay biên, nhiều có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện. Chi phí khắc phục sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của xe cấp bởi giá phụ tùng chính hãng rất đắt.

Xe ngập nước dù đẹp tới đâu cũng mất rất nhiều giá trị

 Sau động cơ, hệ thống điện là thành phần tiếp theo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi bị ngâm nước hệ thống điện có thể bị chập cháy, gỉ sét các mối nối hay ảnh hưởng tới tín hiệu, các nút hay bộ điều khiển những trang bị như đèn, hệ thống giải trí, ghế chỉnh điện, loa… Thông thường, khi bị ngập hệ thống điện thì buộc phải thay thế hết các dây dẫn lẫn bộ phận quan trọng để tránh những trường hợp đáng tiếc như chập cháy sau này. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chưa thực sự triệt để.

Bên cạnh đó, các chi tiết mềm của xe như tấm lót, đệm ghế ngồi cũng là những thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nó hút và giữ nước rất mạnh. Để khắc phục phải tháo rời toàn bộ sấy khô thật kỹ tuy nhiên độ bền sau đó sẽ không còn được như trước chưa kể nếu ngâm nước quá lâu thường phải thay mới.

Kinh nghiệm lái xe qua các vũng nước ngập và cách xử lý khi xe ngập nước

Còn nếu thật sự cần phải đi qua đường ngập nước, anh em hãy lưu ý các bước trong bài viết này để tránh động cơ bị thủy kích: 10 tuyệt chiêu lái xe qua đoạn đường ngập nước. 

Với thời tiết nhiệt đới gió mùa và trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều điểm hạn chế, vào mùa mưa bão nhiều tuyến đường trọng điểm tại các thành phố lớn ở Việt Nam thường xảy ra tình trạng bị ngập úng. Tình trạng này khiến giao thông bị ùn tắc nghiêm trọng và các phương tiện xe ô tô, xe máy gặp hiện tượng thủy kích, dẫn đến thiệt hại về tài sản và cả sự an toàn của những người tham gia lưu thông.

Nếu buộc phải lưu thông trong những ngày mưa, người lái có thể chủ động lựa chọn tuyến đường phù hợp để tránh được những đoạn đường có thể ngập nước và ùn tắc kéo dài. Thông thường, mực nước an toàn để xe ô tô có thể đi qua là dưới 25cm.

 

Chính vì vậy, khi xe ô tô bị ngập nước, các tài xế phải thật sự bình tĩnh để có thể xử lý tình huống này.

 

  • Showroom 3S: 987 Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Dịch vụ: 0986 312 354
  • Giờ làm việc : 8h sáng - 6h tối
 
Yêu cầu tư vấn thêm
Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin, Hyundai Đông Đô sẽ gọi điện tư vấn cho Quý khách cả về (Giá xe mới nhất), các Khuyến mại (thời điểm hiện tại), các loại thuế phí, thủ tục trả góp, thủ tục đăng ký đăng kiểm, ...
X

Tel: 0975 229 466