Lọc gió động cơ là gì? Tác dụng của lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ ô tô làm nhiệm vụ lọc sạch không khí trước khi đưa tới buồng đốt nhằm ngăn cát, bụi hoặc các tạp chất khác có ảnh hưởng đến quá trình vận hành của động cơ
Lọc gió động cơ ô tô là gì?
Lọc gió động cơ (air filter) thường được đặt trong khoang động cơ ô tô, ngay dưới nắp capo. Bộ phận này đóng vai trò như một “lá phổi” giúp lọc không khí, ngăn bụi bẩn và tạp chất đi vào buồng đốt động cơ.
Sau một thời gian hoạt động, bụi bẩn cùng các tạp chất sẽ bám vào màng lọc gió. Nếu không được vệ sinh hoặc thay thế định kỳ, chúng sẽ lấp đầy các lỗ thông khí, gây cản trở lượng không khí tiến vào khoang đốt động cơ. Từ đó, tỉ lệ hòa khí bị sai lệch làm giảm hiệu suất động cơ, gây nóng máy và sản sinh muội than trong buồng đốt.
Tác dụng vai trò của lọc gió động cơ
Cải thiện chất lượng không khí
Lọc gió động cơ ô tô là một bộ phận có cấu tạo đơn giản nhưng có tầm quan trọng lớn với nhiệm vụ lọc không khí và ngăn bụi bẩn vào động cơ. Lọc gió động cơ ô tô là có tác dụng giúp ngăn bụi bẩn trong không khí lọt vào bên trong động cơ. Nếu lọc gió luôn hoạt động ở trạng thái tốt, chất lượng và lưu lượng không khí sạch đi vào động cơ sẽ tăng lên
Kéo dài tuổi thọ của động cơ, các chi tiết máy
Lượng không khí nếu không được làm sạch qua bộ lọc gió xe ô tô sẽ mang theo nhiều tạp chất tiến vào buồng đốt. Từ đó, chúng sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đốt cháy và làm giảm độ bền các chi tiết máy của động cơ. Do đó, để kéo dài tuổi thọ của thiết bị này cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không bị bụi bẩn, hoặc thay mới nếu lọc gió bị bẩn không thể vệ sinh tùy trường hợp.
Tối ưu hoá khả năng tiết kiệm nhiên liệu
Sau quá trình sử dụng, lọc gió động cơ ô tô sẽ dần bị bẩn do bám nhiều bụi từ ngoài không khí. Lọc gió dính nhiều bụi bẩn sẽ dẫn đến hiện tượng xe bị bị nóng máy, có muội than trong buồng đốt khiến xe hoạt động bị giảm bớt công suất, và tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Ngoài ra, nếu để lọc gió quá bẩn có thể khiến cảm biến lưu lượng khí nạp nhận biết sai, cung cấp nhiên liệu không chính xác cho động cơ. Vì vậy sau theo khuyên cáo sau mỗi 20.000km nên thay thế lọc gió động cơ để động cơ ô tô hoạt động tốt hơn. Nếu xe hoạt động trong môi trường nhiều khí bẩn , bụi thì nên kiểm tra và thay thế thường xuyên hơn.
Lọc gió động cơ có ý nghĩa quan trọng với hiệu suất vận hành của ô tô. Vì vậy, người dùng cần lưu ý kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ. Bên cạnh đó, chủ xe nên sử dụng các loại lọc gió chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo độ bền cho các chi tiết máy và khả năng vận hành bình thường của động cơ.